Dược liệu Hạ Khô Thảo
Hạ khô thảo là thảo dược được sử dụng khá phổ biến và có mặt trong các bài thuốc Đông y để chữa bệnh về da. Ngày nay, xu hướng tin dùng dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu các thảo dược ứng dụng trong dược phẩm. Trong số các loại thảo dược được nghiên cứu, có mặt của Hạ khô thảo với nhiều ứng dụng phong phú.
1. Tổng quan về Hạ khô thảo
Tên khác: Hầu hoa thông thường
Tên khoa học:
- Cây: Prunella vulgaris
- Cụm hoa và quả: Flos Prunellae cum Fructu
Họ: Hoa môi – Lamiacae
Hạ khô thảo là loại cây sống dai có thân vuông màu hơi tím đỏ. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc có răng cưa, có ít lông ở thân và lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành giống như bông do nhiều hoa có cuốn ngắn mọc vòng, mỗi vòng có 5 – 6 hoa. Đài hoa có 2 môi, môi trên có 3 răng, môi dưới có 2 răng hình 3 cạnh. Cánh hoa màu tím nhạt hình môi, môi trên hình mũ, môi dưới xẻ ba, thùy giữa rộng hơn. Nhị 2 dài, 2 ngắn thò ra khỏi tràng. Bầu có 4 ngăn. Vòi nhỏ dài. Qủa nhỏ cứng.
Hạ khô thảo trước đây phải nhập từ Trung Quốc, sau này đã có khai thác tại các tỉnh phía Bắc như: Lào Cai, Sapa, Vĩnh Phúc, Hà Giang,…
Lá & cụm hoa Hạ khô thảo
Bộ phận dùng: cành mang hoa và quả đã được phơi hay sấy khô, thu hái vào mùa hạ.
2. Thành phần hóa học – Tác dụng dược lý
Toàn cây & cụm hoa Hạ khô thảo
Trong cụm hoa và các chiết xuất khác nhau của Hạ khô thảo với thành phần hóa học cũng khá đa dạng như Diterpenoid, Polysaccharid, Flavonoid và Sterol có hoạt tính chống oxy hóa, chống ung thư, điều hòa miễn dịch nên dùng trong điều trị các bệnh lý như: tăng đường huyết, ung thư, bệnh lao. Bên cạnh đó, Hạ khô thảo hứa hẹn sẽ là dược phẩm và thực phẩm chức năng trong tương lai.
Dưới đây là thống kê nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của Hạ khô thảo:
Nguồn | Bộ phận | Thành phần hóa học | Dược tính |
Journal of Photochemistry and Photobiology B: Biology, 9/2006 |
Toàn cây |
Chiết xuất chứa:
|
Chống các thay đổi do tia UVA trên tế bào Keratin da người
Tiềm năng: mỹ phẩm chăm sóc da và dược phẩm dùng cho da chống ánh sáng |
Journal of Medical Colleges of PLA, 8/2011 |
|
Làm tăng chức năng điều hòa miễn dịch ở chuột thí nghiệm
Tiềm năng: điều trị bệnh lao đa kháng thuốc |
|
Journal of Enviromental Sciences, 12/2013 | Cụm hoa |
|
|
Antiviral Research, 3/2016 | Toàn cây | Chiết xuất nước | Hiệu lực ức chế hiệu quả trên virus Ebola glycoprotein (EBOV)
Tiềm năng: thuốc kháng EBOV mới |
Biochemical and Biophysical Research Communications, 8/2014 | Cụm hoa |
|
UA và BA có tác động chống ung thư
Tiềm năng: tác nhân hóa trị liệu đối với các khối u phụ thuộc Estrogen |
International Journal of Biological Macromolecules, 4/2015 |
Toàn cây |
Polysaccharide hòa tan trong nước |
Tiềm năng: bổ sung cho dược phẩm và thực phẩm chức năng |
International Journal of Biological Macromolecules, 10/2016 | Phức hợp Polysaccharid và Kẽm (P1 – Zn) | Ức chế hiệu quả tế bào ung thư biểu mô gan người HepG2
Tiềm năng: điều trị ung thư tế bào biểu mô |
|
Biomedicine & Pharmacotheraphy, 12/2016 |
|
Tiềm năng: CARF điều trị đái tháo đường typ 1 và các biến chứng liên quan đến đái tháo đường |
|
Journal of Ethnopharmacology, 12/2016 | Cụm hoa | Chiết xuất nước nóng thu được 2 Polysaccharide:
|
Tiềm năng: điều trị bệnh liên quan đến kích hoạt miễn dịch quá mức |
Tetrahedron Letters, 2/2017 | Toàn cây | 3 Diterpenoid mới:
|
Hợp chất (1) và (2) gây độc trên tế bào ung thư phổi tế bào nhỏ A549 ở người |
3. Công dụng – Cách dùng
Cụm hoa Hạ khô thảo phơi khô
Trong các tài liệu y văn cổ của Trung Quốc có viết “Hạ khô thảo chữa đau nhức con ngươi, càng về đêm càng đau kịch rất hay”. Cũng vì thế mà Hạ khô thảo thường được dùng để trị đau mắt, mụn nhọt hay mẩn ngứa rất có hiệu quả.
Theo ghi nhận của giáo sư Đỗ Tất Lợi, công dụng và cách dùng của Hạ khô thảo như sau:
Công dụng | Cách dùng |
Trị viêm hạch, lao hạch | 200g Hạ khô thảo đun với nước cho hơi đặc để uống, uống trước ăn 2 giờ |
Hạ khô thảo, Hương phụ, Bối mẫu, Viễn chí, tất cả đun với nước cho hơi đặc để uống | |
Huyết trắng ra nhiều | 8g Hạ khô thảo tán nhỏ, uống với nước cơm |
Lở loét, mụn nhọt | Hạ khô thảo 8g
Cam thảo 2g Nước 600ml Sắc còn 200ml, uống 3 lần / ngày |
Thông tiểu tiện | Hạ khô thảo 8g
Hương phụ 2g Cam thảo 1g Nước 600ml Sắc còn 200ml, uống 3 lần / ngày |
Chữa vết thương | Hạ khô thảo tươi tán nhỏ, đắp vào vết thương |
Cao huyết áp | Sắc uống với liều 6-15g Hạ khô thảo |
THAM KHẢO:
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, xuất bản lần thứ 8, Nxb. Y học, 2004
- http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Prunella%20vulgaris&list=species
- http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0040403916316550
- http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0378874116305682
- http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0753332216311684
- http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0166354216300031
- http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0141813016305384
- http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0141813015000136
- http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0006291X14013643
- http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1001074214606483
- http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1000194811600403
- http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1011134406000753
Ds. Lê Quang Khoa Thi